Các mặt hàng chất lỏng luôn rất khó trong khâu đóng gói. Không giống với nhiều sản phẩm khác, cách đóng gói hàng chất lỏng đúng cách là người đóng gói còn cần phải đảm bảo hàng không bị đổ vỡ trong quá trình vận chuyển. Vì vậy, khâu đóng gói những mặt hàng này cũng phức tạp hơn khá nhiều. Bài viết dưới đây là những chia sẻ cụ thể về cách đóng gói hàng chất lỏng đúng cách để đảm bảo an toàn, dễ thực hiện.
Một vài sự cố có thể gặp phải khi hàng hoá chất lỏng không được đóng gói đúng cách
Việc hàng hóa chất lỏng không được đóng gói cẩn thận có thể gây nên một số tình trạng như sau:
- Chất lỏng sẽ bị chảy, đổ ra ngoài trong quá trình vận chuyển
- Chai lọ đựng có thể bị nứt vỡ làm thiệt hại về kinh tế
- Mặt hàng bị tác động bởi các yếu tố thời tiết làm ảnh hưởng đến chất lượng.

Cách đóng gói hàng chất lỏng an toàn, đơn giản
Bước 1: Lựa chọn chất liệu, kích thước làm hộp phù hợp
Mỗi một mặt hàng đầu sẽ được đóng gói trong những chiếc bao bì có kích thước và chất liệu khác nhau. Người đóng gói hàng hóa phải căn cứ vào chất liệu đóng gói hàng chất lỏng, kích thước của sản phẩm để chọn loại giấy, kích thước phù hợp để làm hộp đóng gói.
Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng chất lỏng hiện nay đều lựa chọn chất liệu giấy carton để làm hộp đóng gói cho các mặt hàng chất lỏng.
Về phần kích thước, mỗi mặt hàng, sản phẩm sẽ có một kích thước khác nhau nên đơn vị đóng gói hàng sẽ căn cứ vào kích thước cụ thể của sản phẩm để in hộp đóng gói hàng chất lỏng cho phù hợp. Xem thêm: Các loại bao bì đóng gói phổ biến hiện nay

Bước 2: Chia hộp đóng gói thành nhiều ngăn nhỏ vừa vặn với kích thước hàng cần đóng gói
Việc chia nhỏ hộp giấy, thùng giấy khi đóng gói cùng giúp cho mặt hàng được bảo quản tốt nhất, tránh khỏi những tác động lực va chạm bên ngoài.
Khi chi nhỏ hộp đóng gói, bề mặt sản phẩm sẽ được bảo vệ tối đa, tránh khỏi việc hàng hóa va chạm vào nhau gây đổ vỡ.
Bước 3: Bọc hàng hóa bằng xốp, mút trước khi đóng hộp
Việc bao bọc hàng hóa trước trước khi đóng hộp sẽ giúp cho hàng hóa được bảo vệ tốt nhất, tránh khỏi những tác động lựa bên ngoài có thể tác động làm ảnh hưởng đến chất lượng.
Việc bao bọc hàng hóa trước khi đóng hộp rất quan trọng, đặc biệt là đối với những sản phẩm đóng gói trong chai lọ thủy tinh.
Ngoài bao bọc sản phẩm bằng xốp, mút. Khi đặt hàng hóa vào hộp, người đóng gói cũng nên dán băng keo để cố định sản phẩm không bị dịch chuyển trong quá trình vận chuyển.
Bước 4: Đặt mặt hàng đã được bao bọc và tùng ô trong hộp giấy
Sau khi hàng hóa đã được bao bọc cẩn thận, chắc chắn. Người đóng gói tiến hành đặt mặt hàng vào từng ô của hộp giấy đã được phân chia sẵn trước đó.
Khi đặt vào hộp giấy, nên đặt phần nắp hướng lên trên để tránh hàng hóa bị rò rỉ, chảy đổ khi vận chuyển.
Bước 5: Lấp đầy các không gian trống trong hộp giấy
Sau khi đặt hàng hóa vào hộp, việc tiếp theo cần làm là lấp đầy các khoảng trống của hộp bằng giấy báo, xốp hay mút. Việc này hạn chế tất cả các không gian trống trong hộp, giúp cho các sản phẩm không bị va chạm hay xê dịch khi vận chuyển đi tiêu thụ.

Bước 6: Dán nắp hộp, ghi chú cho đơn vị vận chuyển
Sau khi đã hoàn tất các khâu trên, cuối cùng đơn vị đóng gói cần phải dán hộp cẩn thận, kiểm tra độ chắc chắn của hộp. Sau đó, ghi chú đầy đủ các thông tin cần thiết của hàng hóa.
Những thông tin, ghi chú này sẽ giúp cho đơn vị vận chuyển hàng dễ dàng hơn trong việc giao hàng đúng địa điểm và đúng với những yêu cầu được ghi trên hộp sản phẩm.
Trên đây là những thông tin chi tiết về cách đóng gói hàng chất lỏng inbaobi.club đã tham khảo được và chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích, giúp bạn đọc biết cách đóng gói, bảo vệ an toán cho các mặt hàng chất lỏng khi vận chuyển đi đến nhiều nơi để tiêu thụ.