Công nghệ in trong ngành in ấn khá đa dạng, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng cũng như phù hợp với từng loại ấn phẩm khác nhau, trong số đó công nghệ in offset rất được ưa chuộng vì sự hiệu quả của nó, mỗi một sản phẩm khi trải qua quy trình công nghệ in offset đều có chất lượng tốt nhất. Vậy công nghệ in offset là gì? Sau đây inbaobi.club sẽ tổng hợp những thông tin cơ bản nhất về phương pháp in chuyên nghiệp này
Tổng quan về công nghệ in offset là gì?
In offset là một phương pháp in được áp dụng khá phổ biến trong lĩnh vực in ấn. Trong quy trình in offset thì các hình ảnh dính mực sẽ được ép các tấm offset hay còn gọi là tấm cao su rồi mới được in lên giấy. Công nghệ in offset kết hợp với việc in thạch bản sẽ giúp hạn chế được tình trạng làm nước bị dính lên giấy theo mực in cũng như giúp ấn phẩm khi in ra có chất lượng tốt nhất.
Công nghệ in offset giá rẻ đã xuất hiện từ khá lâu trong lĩnh vực in ấn. Nó đem lại cho khách hàng những sản phẩm in ấn có chất lượng cao, hình ảnh đẹp, thích hợp để sản xuất các sản phẩm như: làm mẫu lịch treo tường đẹp, làm sách, báo, tạp chí, catalogue, ấn phẩm quảng cáo tiếp thị, danh thiếp tờ rơi, poster, voucher,…
Một số ưu điểm nổi bật của kỹ thuật in offset
Sản phẩm khi được áp dụng công nghệ in offset sẽ luôn được đảm bảo về chất lượng, hình ảnh chân sực, màu sắc bắt mắt, không có hiện tương bị lem, mờ.
Hỗ trợ việc chế tạo các bản in được thuận tiện, nhanh chóng hơn.
Chất liệu in offset rất đa dạng chẳng hạn như công nghệ in offset trên giấy, công nghệ in offset trên kim loại, da, gỗ….
Tăng độ bền của bản in
Các bước thực hiện kỹ thuật in offset
Trước hết là lắp khuôn in lên bộ phận lắp bản rồi sử dụng thiết bị chuyên dụng để dẫn mực vào máng chứa, phủ đều mực lên hệ thống lô truyền.
Kế đến là đưa giấy vào bộ phận chứa của máy in offset, ở công đoạn này phải căn chỉnh đường đi của giấy thật chính xác để khi in không bị lệch và đầy đủ nội dung.
Cuối cùng là đưa hệ thống nhận sản phẩm rồi tiến hành gia công tờ in theo máy.
Quy trình công nghệ in offset chuyên nghiệp hiện nay
Bước 1: Thiết kế chế bản
Tạo một bản thiết kế chuẩn trên máy tính. Bạn muốn sản phẩm in của mình ở bên ngoài như thế nào thì bạn phải thiết kế sản phẩm của mình trên máy tính đúng như thế. Cố gắng chăm chút, tỉ mỉ ở công đoạn này vì sau khi đã in ra rồi thì rất khó để sửa.
Bước 2: Output Film
Sau khi đã hoàn tất việc chế bản thì xuất file để outfilm, nếu là các sản phẩm có nhiều màu, Film sẽ được out thành bốn tấm đại diện cho bốn lớp màu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black). Còn trong trường hợp bản in một màu thì không cần xuất film.
Bước 3: Phơi bản kẽm
Khi đã có 4 tấm phim, người ta đem phơi từng tấm một lên bản kẽm. Đến đây ta đã có 4 bản kẽm đại diện cho 4 màu chính được gọi là C, M, Y, K.
Bước 4: In Offset
Người ta sẽ tiến hành in menu từng màu một, in màu gì trước, màu gì sau sẽ tùy vào kinh nghiệm của người thợ in. Đầu tiên, người ta sẽ lựa chọn một trong 4 kẽm trong hệ màu CMYK để lắp lên quả lô máy in Offset.
Ở phần vào mực của máy người thợ in sẽ cho loại mực tương ứng và tiến hành in. Quả lô quay qua tờ giấy sẽ đập phần tử in xuống tờ giấy.
Sau khi đã hoàn thành xong hết số lượng cần in, người ta tháo kẽm ra, vệ sinh hết mực cũ rồi lắp kẽm mới vào. Tiếp tục cho tờ giấy đã in một mầu kia vào và thực hiện theo quy trình cũ cho đến khi hết cả bốn màu. Bốn màu in chồng lên nhau sẽ cho ra bản in cuối cùng.
Trong quá trình in như vậy, với mỗi màu những người thợ in sẽ phải chạy thử khoảng 50 bản cho màu thật ổn định. Cả quá trình sẽ rơi vào khoảng 200 bản chạy thử. Chính vì vậy, trong công nghệ in offset số lượng ít, người ta sẽ phải tính dư giấy ra khoảng 200 tờ in để trừ hao cho công đoạn chạy thử.
Bước 5: Gia công sau khi in
Khi in xong, sản phẩm sẽ được đưa vào để gia công cán láng. Cán láng hay cán màng là cán lớp màng mỏng lên bề mặt của tờ giấy in, đqua đó giúp tờ giấy được mịn hơn, giúp hình ảnh trở nên đẹp hơn.
Có 2 kiểu cán láng là cán mờ và cán bóng: Cán mờ sẽ tạo ra bề mặt mịn và mềm còn cán bóng sẽ cho bề mặt sáng bóng hẳn lên.
Việc cán láng chỉ là một hình thức trang sức sau khi in ấn, giúp sản phẩm được đẹp hơn. Bước này chỉ được thực hiện nếu khách hàng có yêu cầu.
Ngoài cán láng, sau khi in xong người ta sẽ sử dụng máy xén để xén thành phẩm, loại bỏ những phần in thừa và giúp sản phẩm trông chuẩn chỉnh, đẹp mắt hơn.
Sản phẩm in có nhiều kích thước phù hợp với từng yêu cầu của khách hàng, sản phẩm chuẩn màu, giá cả in lại phải chăng. Đó là lý do khiến công nghệ in offset lại được nhiều người ưa chuộng sử dụng đến vậy.
Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến công nghệ in offset hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về kỹ thuật in chuyên ngiệp này.