Trong quá sử dụng máy in ít nhiều gì máy in của bạn sẽ gặp phải một số lỗi, một trong những lỗi rất phổ biến đó là máy in nhận lệnh nhưng không in. Bài viết dưới đây, inbaobi.club sẽ thông tin đến các bạn nguyên nhân cũng như cách sửa lỗi máy in nhận lệnh nhưng không in được rất đơn giản và hiệu quả. Hãy cùng theo dõi nhé!
Nguyên nhân gây ra lỗi máy in nhận lệnh nhưng không in
Bất kì lỗi nào cũng vậy khi đã được nguyên nhân thì việc khắc phục sẽ dễ dàng được, lỗi máy in nhận lệnh nhưng không chạy cũng vậy. Thông thường thì máy in sẽ sử dụng kết nối để in bằng 2 hình thức đó là cáp kết nối để in và kết nối qua mạng LAN . Do đó khi xày ra tình trạng máy nhận lệnh nhưng không in được thì việc đầu tiên cần làm là kiểm tra lại vấn đề kết nối như mạng Wifi, dây cáp. Bên cạnh hai vấn đề trên thì còn một số lý do khác cũng gây ra lỗi này đó là:
– Do dây cáp kết nối bị đứt hay bị lỏng chỗ cắm hoặc có thể dây cáp bị mòn do quá cũ.
– Lỗi do hệ điều hành, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Bạn cần kiểm tra xem hệ điều hành trên máy tính của bạn có tương thích với máy in không.
– Do chưa bật nguồn máy in, chúng ta thường nghĩ rằng máy in lúc nào cũng mở cả nhưng ổ cắm điện có thể bị rơi ra hoặc có ai đó sử dụng xong thì tắt máy in đi. Do đó hãy chắc chắn máy in của bạn đã bật nguồn.
– Máy in nhận lệnh nhưng không in do chưa cài driver cho máy hay driver bị hỏng. Với lỗi này bạn chỉ việc tải và cài đặt lại driver.
– Có quá nhiều lệnh in trong máy, do môi trường văn phòng công ty thì nhu cầu sử dụng máy in sẽ rất cao vì vậy rất hay xảy ra tình trạng nhiều người thực hiện lệnh in cùng lúc. Khi có nhiều file với kích thước khác nhau cùng lúc được gửi đến máy in sẽ làm cho máy in nhận lệnh nhưng không in được hoặc in chậm.
– Máy in nhận lệnh nhưng không chạy có thể do máy tính và máy in của bạn không kết nối chung mạng
– Do virus xâm nhập, phá hoại máy tính
Những cách sửa lỗi máy in nhận lệnh nhưng không in được hiệu quả
Khi đã xác định được nguyên nhân thì chỉ cần áp dụng cách máy in nhận lệnh nhưng không in phù hợp vời từng lỗi là được.
Xem lại kết nối máy in
Đây là vấn đề bạn cần kiểm tra đầu tiên nếu máy nhận lệnh nhưng không chạy. Nếu do cáp đó quá cũ hoặc cáp đó bị các tác động vật lý gây đứt mạch bên trong ảnh hưởng đến việc truyền lệnh in thì chỉ cần thay dây cáp mới rồi thử in lại.
Lỗi do modem phát wifi
Hãy kiểm tra lại xem máy tính và máy in đã được kết nối mạng chưa, nếu chưa thì cần khởi động lại Modem hoặc thay thế mới rồi đem cài đặt lại máy in và máy tính với mạng Wifi mới.
Có nhiều lệnh in trong máy
Để xử lý tình trạng này bạn hãy làm theo những các bước dưới đây:
Bước 1: Truy cập vào Control Panel
Bước 2: Chọn View devices and printers.
Bước 3: Chọn máy in đang gặp lỗi máy in nhận lệnh nhưng không in, tiếp theo click chuột phải rồi chọn See what’s printing .
Bước 4: Trong giao diẹn See what’s printing bạn chọn tiếp Cancel All Documents để xóa toàn bộ lệnh in đang có trên máy in.
Có thể bạn quan tâm: Ứng dụng in 3d trong thực tế
Khởi chạy lại máy in
Bạn có thể áp dụng cách chạy lại máy in bằng cách tắt, bật nguồn trên thiết bị để sửa máy in nhận lệnh nhưng không in hoặc khởi động lại máy in trên Windows bằng các bước sau:
Bước 1: Sử dụng tổ hợp phím Windows + R để xuất hiện cửa sổ RUN rồi gõ cmd -> Enter
Bước 2: Ở phần giao diện Powershell / Command Prompt bạn tiến hành gõ lệnh “net Stop Spooler ” để ngưng toàn bộ các tiến trình trên máy in lại.
Bước 3: Tiếp theo bạn khởi chạy lại tiến trình này lên bằng cách nhập lệnh “net Start Spooler ” rồi nhấn Enter
Cài ứng dụng diệt virus
Lỗi máy in nhận lệnh nhưng không in có thể do máy tính của bạn đang bị nhiễm virus bạn nên hãy cài đặt phần mềm diệt virus bản quyền để diệt hết được các loại virus có hại.
Để hệ điều hành Windows tự động xử lý lỗi
Khi bạn đã làm mọi các cách trên mà chưa xử lý được lỗi thì bạn có thể nhờ hệ điều hành Windows khắc phục lỗi máy in nhận lệnh nhưng không in giúp bạn:
Bước 1: Truy cập Control Panel, chọn View devices and printers.
Bước 2: Click chuột phải vào máy in đang bị lỗi chọn Troubleshoot để tìm kiếm lý do gây ra lỗi. Chờ một lúc để hệ thống của máy tính tự quét và tìm ra lỗi.
Bước 3: Sau quá trình kiểm tra nếu có lỗi máy báo Try these repairs as an Administrator -> Explore Additional Options để sửa lỗi
Ngoài lỗi máy in nhận lệnh nhưng không in thì còn rất nhiều lỗi khác liên quan đến máy in như máy in bị lem mực một bên, máy in chậm… Dù là lỗi nào thì bạn cũng cần tìm hiểu các nguyên nhân trước để có cách khắc phục. Hi vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong vấn đề xử lý lỗi máy in nhận lệnh nhưng không in được hoặc không chạy.